Nhà phố thương mại là gì?
Nhà phố thương mại là gì?
Nhà phố thương mại shophouse là mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh được các nhà đầu tư quan tâm hiện nay với tiềm năng sinh lời, nhất là tại các khu vực trung tâm, nơi tập trung đông dân cư. Vậy shophouse là gì? Lưu ý gì khi đầu tư vào mô hình này để hạn chế rủi ro?
Shophouse là gì?
Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại là mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh. Shophouse thường có vị trí là tầng trệt của các dự án nhà phố thương mại, ở các vị trí trung tâm, dân cư đông đúc. Thông thường, shophouse sẽ được thiết kế liền kề với nhau tạo thành một khu phố kinh doanh thương mại sầm uất.
Hiện nay phổ biến hai loại shophouse, gồm shophouse thuộc khối đế của các tòa chung cư và shophouse là các căn thấp tầng xây dựng liền kề.
Một ngôi nhà phố thương mại hay căn hộ kinh doanh (tiếng Anh: Shophouse) là một loại kiến trúc nhà ở thường thấy tại các đô thị ở khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc . Nhà phố thương mại thường cao từ hai đến ba tầng, trong đó tầng trệt dùng để buôn bán, mở cửa hàng, còn các tầng trên dùng làm nơi ở cho gia chủ. Phong cách nhà ở đa dụng này có dấu ấn lịch sử từ thời các đô thị cổ ở khu vực Đông Nam Á.
Thuật ngữ này trở nên phổ biến từ những năm 1950. Các biến thể của nhà phố thương mại có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới. Tại miền Nam Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao có một loại kiến trúc tương tự được gọi là Tong lau, trong khi ở Sri Lanka, những thị trấn và thành phố cũng có những kiến trúc tương tự.

Thiết kế và tính năng
Vị trí và quy hoạch: Nhà phố thương mại đại diện cho một mô hình thiết kế tiện lợi cho cư dân đô thị, cung cấp cả không gian sống và kinh doanh nhỏ. Shophouse thường có thiết kế hẹp và sâu, tối ưu hóa khả năng kinh doanh đa dạng dọc theo con phố. Mỗi tòa nhà có diện tích mặt tiền và chiều sâu nhỏ. Khu vực phía trước tiếp giáp với con phố được thiết kế sang trọng, tạo không gian lý tưởng cho khách hàng, trong khi khu vực phía sau là không gian thông thường phục vụ cho các thành viên trong gia đình, bao gồm nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp và hạ tầng.
Hàng hiên: Trước cửa nhà, bạn có thể thấy hàng hóa được trưng bày, được che chắn bởi hàng hiên để bảo vệ khỏi nắng và mưa. Hàng hiên cũng được sử dụng như một không gian tiếp khách. Đối với chủ nhà và khách hàng, các hàng hiên dọc theo con phố là một khu vực quan trọng. Tuy nhiên, chúng không được kết nối với nhau để tạo thành một hàng cột liên tục, trừ khi có thiết kế đặc biệt. Nếu có hàng cột trong thiết kế, chúng sẽ tạo thành một con đường bốn bề.
Sân và tầng trên: Nhà phố thương mại truyền thống thường có từ 1 đến 3 tầng. Các cửa hàng thường được xây dựng giữa các tường chung với các ngôi nhà khác. Phần trên của nhà được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày. Để đảm bảo không gian thông thoáng, một sân trong như giếng trời được đặt ở giữa phía trước và phía sau của ngôi nhà,
Đặc điểm Shophouse
– Vị trí: Các căn shophouse thường nằm ở tầng trệt của các khu chung cư, hoặc mặt tiền đường chính, đông người lưu thông.
– Thiết kế: từ 2 tầng trở lên tách biệt việc ở và kinh doanh thương mại.
– Mục đích sử dụng: Shophouse có mục đích sử dụng đa dạng, nhưng thông thường các tầng dưới có mục đích để kinh doanh như quán cafe, nhà hàng, văn phòng, cửa hàng, cửa tiệm,… Tầng trên nhất được thiết kế với mục đích để ở.
– Số lượng hạn chế: Shophouse phục vụ chính cư dân dự án nên số lượng căn ít hơn so với các hạng mục khác như chung cư, biệt thự hay liền kề, với dự án án tầm trung, số lượng shophouse chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, các dự án lớn hơn như khu đô thị số lượng shophouse có thể lên tới 5%.
– Giá bán shophouse thường cao hơn những căn hộ khác, có tính thanh khoản cao.
Lưu ý gì khi đầu tư vào Shophouse?
– Giá trị đầu tư, tính thanh khoản: Shophouse sẽ có mức giá đầu tư lớn cao hơn so với căn hộ thông thường ít nhất khoản 20% và vì vậy mà cần phải có những bước tính toán cẩn thận về khả năng thanh khoản, lợi nhuận kỹ càng để tránh mua giá cao, đặc biệt ở những dự án Shophouse cao cấp, nổi bật.
– Thời hạn sử dụng shophouse: tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất hoặc dự án cụ thể. Shophouse có thời gian sử dụng ổn định lâu dài nếu được xây dựng trên đất ở.
Shophouse có thời gian sử dụng không quá 50 năm nếu có vị trí trong lô đất Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư (khi hết thời hạn mà người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng sẽ được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá 50 năm).
– Rủi ro tiến độ bàn giao: đối với những Shophouse đang xây dựng và chưa bàn giao thì chắc chắn rủi ro về tiến độ bàn giao cũng là vấn đề cần cân nhắc kỹ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư sinh lời, cơ hội mua bán.
– Giao dịch mua bán đảm bảo pháp lý: Mua bán căn hộ Shophouse cần có hợp đồng mua bán và để đảm bảo quyền lợi về pháp ký, tính an toàn trong giao dịch.
Trong hợp đồng cần thỏa thuận rõ ràng về giá; thời hạn bàn giao, chất lượng công trình khi bàn giao; thỏa thuận về giá quản lý, dịch vụ, điện nước,… khi đưa vào sử dụng. Hợp đồng mua bán cần được công chứng, chứng thực để đảm bảo quyền lợi và hạn chế rủi ro cho các bên.